Dặm vá và sơn lại tường nhà cần lưu ý những gì?
Tường nhà sau một thời gian sử dụng không thể tránh khỏi các lỗi như bong tróc, sứt, bị vẽ bẩn… mà chúng ta không thể phòng tránh hết được. Bạn muốn dặm vá lại nó để trông đẹp mắt hơn mà không muốn làm lại tất cả. Vậy khi dặm vá và sơn lại tường nhà cần lưu ý những gì? Bạn hãy ghi nhớ những điều mà chúng tôi nói dưới đây nhé.
1. Kiểm tra và chọn đúng chủng loại sơn
Sử dụng đúng hãng sơn và mã màu sơn mà mình đã sử dụng. Việc này nhằm tránh xuất hiện sự lệch màu trên cùng 1 bức tường. Khi sơn nhà bạn hãy ghi nhớ hãng sơn mà mã màu lại. Trong trường hợp bạn không nhớ thì phải lấy bảng màu so sánh lên tường. Làm sao để chọn được màu giống nhất có thể. Và khi sơn thì nên sơn cả bức tường.
Xem thêm: Biện pháp chống thấm tốt nhất cho ngôi nhà của bạn
2. Sử dụng sơn lót
Với những lỗi như bong tróc, sứt mẻ ta phải xử lý kỹ càng. Đầu tiên phải cạo hết những chỗ sơn bị bong ra. Sau đó dùng bột bả để trét làm phẳng bề mặt. Chờ cho khô rồi xả nhám mới được sơn. Lưu ý là khi sơn lại ta phải dùng sơn lót sơn đè lên chỗ tường bả rồi mới sơn màu.
3. Sơn cả mảng tường
Nhằm hạn chế sự cố bị lệch màu khi dặm vá ta nên sơn lại cả 1 mảng tường to. Làm như vậy sẽ tạo sự đồng nhất về màu trên cùng 1 bức tường. Về tính thẩm mỹ cũng sẽ cao hơn.
4. Đối với sơn bóng
Đây là loại sơn cho bề mặt rất mịn, bóng có khả năng lau chùi rất tốt. Tuy nhiên khi dùng sơn bóng đòi hỏi tường phải phẳng và mịn. Lý do tại vì loại sơn này sẽ làm nhược điểm của tường rất lộ. Nếu ta sử dụng sơn bóng thì hạn chế dặm vá. Trường hợp bắt buộc phải dặm vá thì phải sơn lại cả bức tường chứ không được sơn chấm vá.
Xem thêm: Bột trét chống thấm là gì?
5. Phương án thi công tối ưu
Khi bạn sửa chữa lại nhà bao gồm rất nhiều hạng mục trong đó có cả sơn thì nên thi công như sau. Xử lý bề mặt sau đó sơn 1 lớp sơn lót trước. Chờ cho các hạng mục khác xong thì ta mới tiến hành sơn phủ 2 lớp màu nhằm tránh tình trạng phải dặm vá. Hoặc là ta có thể sơn 1 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ màu cũng được. Lớp 2 có thể sơn sau cùng. Sơn nhà là hạng mục gần như phải làm sau cùng chỉ trước sàn gỗ thôi.
Bài viết liên quan
Những Lưu Ý Khi Thi Công Sơn Nhà Trong Mùa Mưa
Thi công sơn nhà trong mùa mưa luôn là một thử thách lớn đối với các nhà thầu và gia...
Những Sai Lầm Khi Sơn Nhà Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Sơn nhà không chỉ mang lại diện mạo mới mà còn bảo vệ bề mặt công trình trước các tác...
Thi Công Sơn Chống Thấm Tại Các Tòa Nhà Cao Tầng
Thi công sơn chống thấm là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ công trình khỏi tác...
Dự Án Trường Liên Cấp Marie Curie Long Biên Hà Nội
Nhà thầu Á Châu tự hào là đơn vị đảm nhiệm thi công và cung cấp các hạng mục quan...
Dự Án Sơn Nước Trong Và Ngoài Trường Liên Cấp Marie Curie Long Biên Hà Nội
Dự án sơn nước tại Trường Liên Cấp Marie Curie Long Biên, Hà Nội, là một trong những công trình...
Tại Sao Sơn Cao Cấp Là Sự Lựa Chọn Đáng Đầu Tư?
Sơn cao cấp không chỉ là lớp áo bảo vệ ngôi nhà của bạn mà còn là yếu tố quan...
Cách Phối Màu Sơn Nhà Hài Hòa, Sang Trọng Dễ Dàng
Phối màu sơn nhà đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp tổng thể của không gian...
Sơn Lót Kháng Kiềm Bí Quyết Kéo Dài Tuổi Thọ Công Trình
Sơn lót kháng kiềm là bước quan trọng giúp bảo vệ bề mặt tường, ngăn chặn hiện tượng phấn hóa...
Hướng Dẫn Chọn Loại Sơn Hoàn Hảo Cho Ngôi Nhà Của Bạn
Việc lựa chọn loại sơn phù hợp không chỉ giúp ngôi nhà của bạn trở nên thẩm mỹ mà còn...
Bình luận