Vai trò của thi công chống thấm cho công trình
Thi công chống thấm là một trong những giai đoạn quan trọng để hoàn thiện công trình. Hãy theo dõi bài viết của VLXD Á Châu để có thể hiểu rõ được vai trò của thi công chống thấm nhé
1 . Nguyên nhân của tình trạng thấm dột
Để thi công chống thấm đạt hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này :
– Các loại vật liệu đều có khoảng cách giữa các hạt được gọi là mao quản. Khoảng cách này dao động trong khoảng 20 đến 40 micromet(1micromet=1/1.000milimet). Khi bề mặt này tiếp xúc với nước, dù ít hay nhiều, nước xâm nhập qua các mao quản gây ra hiện tượng thấm dột
– Về điều kiện thời tiết : Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với kiểu thời tiết đặc trưng: nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nhiệt độ chênh lệch lớn… Đây là lí do hình thành nên hiện tượng co ngót, cong vênh, giãn nở khác nhau giữa các loại vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình (trần nhà, móng, tường, tầng hầm…)
– Khi bê tông không thi công đúng tiêu chuẩn sẽ bị nứt, các hạng mục chống thấm không thể hàn gắn đường nứt lớn cũng như tham gia vào kết cấu công trình.
– Do sự rò rỉ đường ống nước
2 . Các phần của công trình dễ bị thấm
Đó là những phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường, các phần trữ nước. Có thể phân loại như sau:
- Các phần tiếp xúc trực tiếp với đất, mạch nước ngầm: tầng hầm, móng nền, chân tường,..
- Các phần chịu tác động của nước mưa như: mái, tường,…
- Các phần chịu tác động của nước sinh hoạt như: sàn, tường, khu vệ sinh…
- Các khu vực bể chứa
3 . Các vị trí xung yếu cụ thể
Một số vị trí cụ thể :
– Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
– Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
– Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (trường hợp cải tạo)
– Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
– Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
– Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
– Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
– Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
Từ những chia sẻ trên, có thể thấy được vai trò của thi công chống thấm là vô cùng quan trọng. Công trình của bạn sẽ được đảm bảo bền bỉ hơn, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu thi công chống thấm cho ngôi nhà, công trình của mình, hãy lựa chọn VLXD Á Châu để được cung cấp dịch vụ thi công chất lượng và chuyên nghiệp nhất.
Bài viết liên quan
Những Lưu Ý Khi Thi Công Sơn Nhà Trong Mùa Mưa
Thi công sơn nhà trong mùa mưa luôn là một thử thách lớn đối với các nhà thầu và gia...
Những Sai Lầm Khi Sơn Nhà Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Sơn nhà không chỉ mang lại diện mạo mới mà còn bảo vệ bề mặt công trình trước các tác...
Thi Công Sơn Chống Thấm Tại Các Tòa Nhà Cao Tầng
Thi công sơn chống thấm là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ công trình khỏi tác...
Dự Án Trường Liên Cấp Marie Curie Long Biên Hà Nội
Nhà thầu Á Châu tự hào là đơn vị đảm nhiệm thi công và cung cấp các hạng mục quan...
Dự Án Sơn Nước Trong Và Ngoài Trường Liên Cấp Marie Curie Long Biên Hà Nội
Dự án sơn nước tại Trường Liên Cấp Marie Curie Long Biên, Hà Nội, là một trong những công trình...
Tại Sao Sơn Cao Cấp Là Sự Lựa Chọn Đáng Đầu Tư?
Sơn cao cấp không chỉ là lớp áo bảo vệ ngôi nhà của bạn mà còn là yếu tố quan...
Cách Phối Màu Sơn Nhà Hài Hòa, Sang Trọng Dễ Dàng
Phối màu sơn nhà đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp tổng thể của không gian...
Sơn Lót Kháng Kiềm Bí Quyết Kéo Dài Tuổi Thọ Công Trình
Sơn lót kháng kiềm là bước quan trọng giúp bảo vệ bề mặt tường, ngăn chặn hiện tượng phấn hóa...
Hướng Dẫn Chọn Loại Sơn Hoàn Hảo Cho Ngôi Nhà Của Bạn
Việc lựa chọn loại sơn phù hợp không chỉ giúp ngôi nhà của bạn trở nên thẩm mỹ mà còn...
Bình luận